Bí mật làm bánh mì baguette được giòn và vàng đẹp

Bánh mì baguette là một món bánh phổ biến từ phương Tây, với lớp vỏ bắt mắt và mùi thơm ngon. Nếu bạn muốn tự làm bánh baguette tại nhà, hãy theo các bước sau đây:

Nguyên liệu làm bánh mì Baguette

Nguyên liệu làm bột chua

  • Bread Flour (bột mì chuyên làm bánh mì): 200g 
  • Nước lọc: 200g
  • Men nở Instant: 2g
  • Đường cát trắng: 2g

Nguyên liệu làm bánh

  • Bột mì : 600gr
  • Men: 10gr
  • Muối: 8gr
  • Phụ gia: 1/3 thìa
  • Bột chua: 60gr
  • Nước: 300ml
  • Bơ: 25gr

Dụng cụ: Lò nướng, bát to, phới lồng,...

Hướng dẫn làm bánh mì Baguette

Cách làm bột chua

Bước 1: Trộn hỗn hợp bột

  • Chuẩn bị một chiếc bát to, sạch rồi cho nước lọc vào. Tiếp đó là cho thêm đường cát trắng vào bát nước lọc, khuấy đều cho tan.
  • Sau đó cho phần men nở vào nước đường, khuấy nhẹ tay để men có thể hoạt động được tốt nhất. Để nguyên bát hỗn hợp men nghỉ trong vòng 10 phút.
  • Khi men đã nở đều, tạo thành váng nổi trên bề mặt như gạch cua thì cho bột mì vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại là được.

Bước 2: Ủ bột chua

Bước tiếp theo, các bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch để phủ lên bề mặt bát hỗn hợp bột. Ủ bột ở nhiệt độ phòng trong thời gian khoảng 4 tiếng. Nếu các bạn làm vào mùa đông, thời tiết lạnh hơn thì thời gian ủ bột chua là 8 tiếng.

Bước 3: Bảo quản bột chua

  • Các bạn tiến hành kiểm tra bột đã đạt thành công chưa, khi đã thành công thì cho bột chua vào trong một chiếc lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
  • Thời gian bảo quản bột chua tối đa là 2 tuần.

Tiến hành làm bánh mì Pháp

Bước 1: Trộn bột làm bánh

Đầu tiên, bạn đun chảy 25g bơ hoặc có thể cho vào lò vi sóng cho nhanh.

  • Tiếp đến là lấy một chiếc bát nhựa to hoặc bát inox to, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ban đầu bao gồm bột mì, men nở, muối, phụ gia, bột chua và bơ vào bát. 
  • Dùng phới lồng trộn thật đều để cho các nguyên liệu hòa vào nhau, tạo một cái hố ở giữa phần bột.
  • Đổ nước lọc vào và nhào đến khi tạo thành một khối bột đồng nhất.

Bước 2: Nhồi bột bánh và ủ bột lần 1

  • Rắc chút bột mì lên bàn để áo cho bột đỡ bị dính sau đó lấy bột ra khỏi bát.
  • Bắt đầu nhồi bột bằng cách đập bột trên mặt bàn đá cho đến khi thấy bột dai và mặt bột mịn là được.
  • Cho bột vào bát, dùng khăn ẩm phủ lên và ủ đến khi bột nở gấp đôi. Tùy phụ thuộc vào lượng men bạn sử dụng trong công thức và nhiệt độ nơi bạn định ủ bột mà thời gian ủ sẽ khác nhau. 
  • Nếu ủ bột vào mùa hè thì thời gian đủ để bột nở sẽ vào khoảng 45 phút, còn mùa đông thì sẽ khoảng 1 tiếng. Khi kiểm tra thấy bột nở lên gấp đôi là đã đạt. 
  • Và để tiết kiệm thời gian thì trong lúc ủ bột, các bạn sẽ lấy giấy nến lót vào khay bánh để tránh cho bánh bị dính vào khay khi nướng.

Bước 3: Tạo hình bánh

  • Khi bột nở gấp đôi thì lấy bột ra khỏi bát, rải một lớp bột áo xuống bàn đá.
  • Dàn đều khối bột ra cho mỏng và có độ dài khoảng 20cm, sau đó lại dàn khối bột ra một lần nữa. Bạn dùng tay gấp 2 bên mép bột lại với nhau là đã gần xong rồi, chia khối bột thành các phần đều nhau để bắt đầu tạo hình cho bánh.
  • Lăn đều từng phần bột cho dài ra sao cho 2 phía đầu nhỏ dần lại, to nhất ở phần giữa.
  • Sau khi thấy bột nở gấp đôi thì nhẹ nhàng xếp bánh vào khay, dùng khăn ẩm phủ lên mặt bánh để bánh không bị khô.
  • Lau sạch lò nướng bằng khăn rồi cho bánh vào, ủ bánh lần 2 trong lò.

Bước 4: Nướng bánh

  • Sau đó, bỏ bánh đã ủ ra, rạch nhiều vết chéo 45 độ dài 7-7cm theo chiều rộng của bánh bằng một con dao thật sắc hoặc dao lam. 
  • Bật lò ở khoảng 5 phút ở 250°C trước khi cho bánh vào nướng. Khi thấy bánh dần chuyển sang màu vàng, bạn hãy hạ nhiệt độ trong lò xuống còn 220°C.

Bước 5: Bảo quản bánh đúng cách

  • Một trong những cách bảo quản bánh mì mà bạn có thể thử đó là cắt vài lát táo mỏng hoặc vài lát khoai tây để chung vào cùng bánh mì. Việc này sẽ giúp bánh mì để được lâu hơn so với việc để bánh mì bình thường.
  • Hoặc các bạn cũng có thể để bánh mì trong túi nhựa và cho 2 cọng rau cần vào chung. Buộc chặt miệng túi lại thì sẽ để được bánh mì từ 2-3 ngày mà bánh vẫn còn rất thơm ngon.
  • Hai cách trên sẽ giúp bánh mì bảo quản được chất lượng trong vài ngày. Nhưng có một cách mà nhiều người sử dụng nhất và thời gian bảo quản bánh được lâu nhất là bot vào ngăn đá tủ lạnh. Các bạn cho bánh mì vào túi nilon, buộc kín miệng rồi để ngay ngắn vào trong ngăn đông tủ lạnh. Với cách này, bánh mì có thể sử dụng được khoảng 1 tháng. Khi bạn muốn ăn chỉ cần lấy bánh ra ngoài, bỏ vào lò vi sóng hoặc lò nướng làm nóng lại là hoàn toàn có thể thưởng thức như bình thường.

Cách làm bánh baguette chất lượng cao cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng như:

  • Chế biến cho bột: Sử dụng bột trắng hoặc bột mịn, kết hợp với đậu phộng để tạo ra một độ đẹp mặt và chất lượng.
  • Kneading: Kneading tốt cần làm cho bột trở nên mềm và đồng nhất. Thời gian kneading cần chính xác để tạo ra một mẻ bánh với ruột mềm hấp dẫn.
  • Lột chất: Bánh baguette cần phải lột chất để tạo ra một bề mặt nhạy cảm và giúp cho bánh nướng đều.
  • Nướng: Nướng bánh baguette tại nhiệt độ cao và trong khoảng thời gian ngắn để tạo ra một lớp vỏ mềm và nổi bật.
  • Bổ sung nước: Bổ sung nước trong quá trình nướng sẽ giúp cho bánh baguette nổi và có một lớp vỏ mềm và mềm mại.

Nếu thực hiện đúng các bước trên, bạn sẽ có một bánh baguette chất lượng cao với mùi vị thơm ngon và hình dáng đẹp mắt.


Bài trước Bài sau